tháng 8 2015
Thư tình gửi một người - Trịnh Công Sơn
Thư tình gửi một người – Trịnh Công Sơn
Thư tình gửi một người gồm hàng trăm bức thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gởi cho một người con gái tên là Ngô Vũ Dao Ánh từ năm 1964 – 2001. Được người nhận thư ( Dao Ánh) giao lại cho gia đình để công bố cho bạn đọc. Qua đó, người đọc có thể hiểu được những suy nghĩ, cuộc đời, sự hình thành các ca từ trong ca khúc của Trịnh Công Sơn. Tình yêu, tình nhớ, tình sầu qua hàng trăm bức thư tình của nhạc sĩ, chúng ta biết thêm được nhiều điều về sinh hoạt của một số vùng thời chiến tranh.
Qua thư tình, khi trò chuyện với người yêu, Trịnh Công Sơn cũng bày tỏ ít nhiều tâm trạng và những trăn trở của giới trí thức quanh ông.
Qua những bức thư tình, ta cũng có thể biết chính xác người tình nào đã tác động mạnh mẽ đến việc thai nghén và ra đời một số ca khúc tuyệt vời như Lời buồn thánh, Tuổi đá buồn, Mưa hồng, Gọi tên bốn mùa …
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về cõi thiên thu 1/4 (2001-2011), Nhà xuất bản Trẻ xuất bản cuốn sách “Thư tình gửi một người” tập hợp hơn 300 trang thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi Ngô Vũ Dao Ánh, người tình có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu bền trong cảm hứng sáng tạo âm nhạc của nhạc sĩ.
Điều đặc biệt là thông qua hàng trăm trang thư tình mà Dao Ánh đã cất giữ tận đáy lòng gần nửa thế kỷ nay, người đọc không những được thưởng thức những trang thư tài hoa lấp lánh mà còn được thâm nhập sâu vào thế giới nội cảm phong phú của Trịnh Công Sơn, từ đó hiểu sâu hơn về ca từ và con người Trịnh Công Sơn.
*Giải mã ca từ Trịnh Công Sơn
Ca từ Trịnh Công Sơn được mệnh danh là “lời của phù thủy”. Do đó, việc hiểu đúng, hát đúng ca từ nhạc Trịnh là hết sức quan trọng, nếu không là “sai một ly đi một dặm”. Trong nhạc Trịnh, ta bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu tượng như: chim di, dạ lan, loài sâu, mặt trời… cũng như nhiều cảm xúc đã được mã hóa. “Thư tình gửi một người” đã giải mã những hình ảnh, biểu tượng, những cảm xúc này, giúp người thưởng thức có những khám phá mới và thú vị về thế giới nghệ thuật của Trịnh Công Sơn.
Hình ảnh “chim di” xuất hiện trong ca khúc lừng danh “Diễm xưa”, ca khúc đánh dấu kỷ niệm mối tình của Trịnh Công Sơn với Ngô Vũ Bích Diễm (chị ruột của Ngô Vũ Dao Ánh): “Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động, làm sao em nhớ những vết chim di”. Sau khi chia tay Bích Diễm, Trịnh Công Sơn đã nhận được tình cảm sẻ chia của Dao Ánh qua thư từ và từ đó, thư đi, tin lại, mối tình với Dao Ánh nảy nở. Hình ảnh “chim di” không xuất hiện trở lại với tên gọi nguyên nghĩa của nó trong các tình khúc hậu “Diễm xưa” nữa nhưng còn để lại dư ảnh buồn thương trong ca khúc “Còn tuổi nào cho em” viết cho Dao Ánh: “Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời”. Đặc biệt, hình ảnh “chim di” còn được Trịnh Công Sơn nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các trang thư tình gửi Dao Ánh, cho thấy bao nỗi niềm, bao dư chấn buồn đau của “Diễm xưa” còn trút gửi cả cho Dao Ánh: “Ánh rồi cũng làm loài chim di xám bỏ miền – giá – buốt này mà đi. Lúc đó anh chỉ còn ngồi nghe một lời bể động” (thư Sài Gòn, 28.9.1964), “Tuy nhiên cũng không thể không buồn khi nhớ đến những vết chân chim di một lần cất tiếng hót cho mình và đã bay đi biền biệt. Dấu tích còn lại mơ hồ trong vùng sương mù huy hoàng còn sót lại đó” (thư Blao, 27.10.1964), “Con gái vẫn thường là một loài chim di dễ quên vùng ở cũ” (thư Đà Nẵng, 10.11.1966). Vậy chim di là loài chim gì, sống ở đâu? Nhà thơ Phạm Tiến Duật kể: “Có một lần, khi nghe bài Diễm xưa, tôi bảo Trịnh Công Sơn rằng có một câu phải sửa, là câu này: “… Làm sao em nhớ những vết chim di”. Cả bài không nói tới một tên hoa, tên lá, tên chim nào, hà cớ gì lại có chim di! Có lẽ nên đổi là chim đi, chỉ nói đến vết chân chim, là đủ. Trịnh Công Sơn bảo rằng không sửa được, vì đấy là kỷ niệm riêng. Sơn nói về Huế nhưng viết ở Nha Trang. Ở Nha Trang mới có loài chim di dỡn sóng. Lũ chúng ta cũng chỉ như loài chim di dỡn sóng ở giữa đời này” (1). Như vậy, chim di dùng để chỉ những hình ảnh bay biến bất thường, không nắm bắt được, không cầm giữ được, giống như tình yêu mong manh vụt biến. Khái quát hơn nữa, chim di còn chỉ sự vô tăm tích của kiếp người trong cõi phù thế.
Hình ảnh “dạ lan” được nhắc tới trong ca khúc “Dấu chân địa đàng”: “Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng”. Ca khúc này còn có tên là “Tiếng hát dạ lan”. Nhà Dao Anh (cách nhà Trịnh Công Sơn một cây cầu là cầu Phú Cam) trồng nhiều hoa dạ lan và loài hoa này không chỉ thơm ngát trong vườn nhà Dao Ánh mà còn lừng hương trong nhạc Trịnh và trong nhiều bức thư tình tha thiết, da diết của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh: “Dạ lan giờ này chắc đã ngạt ngào cả một vùng tối đó rồi, đã cài lên từng sợi tóc của Ánh” (thư Blao, 31.12.1964), “Anh ao ước bây giờ mở cửa ra bỗng dưng có chiếc cầu bắc qua dòng sông và anh bước qua cầu rồi rẽ về phía tay phải đi đến căn nhà có mùi thơm dạ lan và đứng đó gọi tên Ánh thật thầm để chỉ vừa đủ Ánh nghe” (thư Blao, 26.9.1965). Dĩ nhiên, “dạ lan” trong vùng kỷ niệm của Trịnh Công Sơn cũng như trong nhạc Trịnh không đơn thuần để chỉ một loài hoa đáng yêu mà còn là biểu tượng, là hiện thân của vẻ đẹp và tình yêu thầm kín, thanh tao, thắm thiết của Dao Ánh, là biểu tượng, là hiện thân của cõi “địa đàng”, cõi “Thiên Thai”, cõi mơ ước hạnh phúc bất tuyệt muôn đời của nhân loại: “Mưa đã trở về cùng với đêm. Như một ngày nào Ánh rời xa anh để trở về với nếp sống bình thường, ở đó Ánh đi trên lối đi quen thuộc của những người đã đi trước mà không cần phải nhìn những bảng số hai bên đường. Sẽ bình thường và thản nhiên quên đã một lần dẫm chân qua một vực – thẳm địa đàng mà anh đã linh cảm trước từ lâu, như “địa đàng còn in dấu chân bước quên” của một thời anh đã âm thầm nghĩ rằng biết đâu Ánh không lớn lên từ một loài dạ lan nào đó” (thư Blao, 27.10.1964), “Bây giờ là tiếng nói đêm của anh với Ánh. Với Ánh dạ lan… ” (thư Blao, 22.11.1964).
Cũng trong ca khúc “Dấu chân địa đàng”, bên cạnh hình ảnh “dạ lan” là hình ảnh “loài sâu” được nhắc đi nhắc lại với nhiều trạng thái như ngủ: “Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”, ca hát: “Vùng u tối loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng”, giải thoát ưu phiền: “Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền”. Loài sâu này chính là một phiên bản khác của phận người, ôm chứa những buồn vui của nhân sinh, điều này càng được thấy rõ hơn trong những bức thư của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh: “Ngôn ngữ đã mất đi với những ngày nằm co như một loài – sâu – chiếu ở Blao” (thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Ở đây cũng có loài sâu đất reo đêm” (thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Đêm sáng mờ bên ngoài. Sâu đất reo rất trong ở bãi cỏ” (thư Blao, 23.10.1964), “Đêm đã lạnh và đã buồn. Cây cỏ lao xao. Anh chỉ còn nghe rõ tiếng sâu đất và tiếng dế reo… ” (thư Blao, 29.12.1964), “Đêm rất dày đen. Sâu đất của núi rừng cũng đã reo lên âm thanh rất nhọn” (thư Blao, 23.9.1965). Hình ảnh “loài sâu” này không xuất hiện trở lại ở những ca khúc khác của Trịnh Công Sơn nhưng trong ca khúc “Phúc âm buồn”, một biến thể khác của “loài sâu” đã hiện ra qua hình ảnh “loài thú nằm co”: “Người nằm co như loài thú khi mùa đông về”, “Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù”. Như thế, “loài sâu” chứ không phải là một hình ảnh nào khác mới thể hiện trọn vẹn tính phức điệu của hồn người: vừa khát khao dâng tặng đời những khúc nhạc lòng quý giá tinh luyện được như nguồn nhạc của loài sâu đất, loài ve mùa hè được ấp ủ, dưỡng nuôi từ trong bào thai của đất; vừa mang nỗi cô đơn nguyên ủy của phận người, cô đơn như là một cách thế để giữ gìn bản ngã của mình, không vong thân, không vọng ngoại. Vì lẽ đó, dễ hiểu vì sao không ít lần, Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ Dao Ánh: “Vọng ngoại quá nhiều chỉ làm hư hao, thiệt thòi mình thêm mà thôi. Ở trên lý do đó anh đã luôn luôn cố gắng tách rời đám đông, co mình về với mình, với Ánh. Ánh đã phải nhận ra điều đó từ lâu rồi phải không” (thư 12.1.1967).
Cùng với lối sử dụng hình ảnh ví von hay nhân hóa về con người như vậy, đặc biệt, trong nhạc Trịnh có nhiều hình ảnh đã được nâng lên thành biểu tượng, chẳng hạn, biểu tượng “mặt trời” trong ca khúc “Xin mặt trời ngủ yên”. Dao Ánh, nguồn sáng huyền thoại tình yêu của Trịnh Công Sơn hiểu theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, vì chính cái tên Dao Ánh mang hàm nghĩa chỉ “mặt trời”. Mà “mặt trời” là nơi hoa hướng dương luôn hướng về, nên Trịnh Công Sơn đã gắn hình ảnh Dao Ánh với vẻ đẹp lộng lẫy của hoa hướng dương: “Và xin mặt trời ngủ yên. Để Ánh là tournesol (hoa hướng dương – chú thích của người hiệu đính sách) mãi mãi. Anh tưởng tượng một khuôn mặt profil (nhìn nghiêng – chú thích của người hiệu đính sách) mà một đường sáng hồng của mặt trời chạy dài từ chân tóc đến trán – mũi – cằm. Thật huyền thoại như tượng” (thư Blao, 3.9.1964), “Suốt con đường đó hoa tournesol mọc vàng hai bên bụi. Rừng núi mùa này hoa vàng đó sáng rực. Sao không là sinh nhật Ánh. Anh có ý nghĩ muốn đổi ngày sinh của Ánh đó. Ánh có bằng lòng không” (thư Đơn Dương, 11.11.1964). Trịnh Công Sơn đã cắt nghĩa đầy sâu sắc, thú vị về tên người tình của mình, đồng thời, giải mã những cảm xúc sâu xa, chất chứa trong ca khúc “Xin mặt trời ngủ yên”: “Anh vừa học được cách viết bằng chữ Nho tên của Ánh. Và cũng nhờ thế anh biết được vì sao Ánh thích hoa mặt trời. Trong chữ Ánh có chữ Nhật là mặt trời. Và bài Xin mặt trời ngủ yên lại tình cờ có câu: ôi nhân loại, mặt trời trong tôi. Lúc viết bản này anh đã có câu đó vì anh nghĩ là Ánh thích hoa mặt trời và mặt trời là nơi hoa hướng dương nhìn về đó. Nên anh đã đem mặt trời nhốt vào trong anh” (thư Huế, 1.12.1966). Thật là chí lý, ý nhị và “đáo để” khúc nhôi. Chiến tranh đã mang đi bạn bè, không còn ai, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương. Nhưng niềm tin ở con người, ở tình người trong nhạc Trịnh không bao giờ mất: “Ôi nhân loại mặt trời và em thôi”, “Ôi nhân loại mặt trời trong tôi”, “Ôi nhân loại còn người trong tôi”. Trong tôi có nhân loại và em. Nhân loại và em là mặt trời trong tôi. Như vậy, “nhân loại”, “em”, “mặt trời”, “tôi” giao hòa trong nhau hay đó chính là một. Tất cả ở trong một. Trong một có tất cả, như Phật nói, trong một hạt cát có chứa ba nghìn đại thiên thế giới, trong hạt cải có chứa núi Tu Di (tư duy “trong một có tất cả” này còn được thể hiện trong nhiều ca khúc khác của Trịnh Công Sơn như “Xa dấu mặt trời”: “Hôm nay thức dậy không còn thấy mặt trời, không còn thấy một người, hơi thở ru đời như gió ru mây”, hay “Nhớ mùa thu Hà Nội”: “Hà Nội mùa thu mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người để nhớ mọi người”). Từ biểu tượng “mặt trời” chỉ sự soi chiếu, vỗ về ấm áp của tình người trong “Xin mặt trời ngủ yên”, sang đến các ca khúc khác về sau của Trịnh Công Sơn, biểu tượng này chứa đựng nhiều ý nghĩa mới: khát vọng hòa bình mãnh liệt của dân tộc, chân lý hòa bình tự do bất diệt của người Việt Nam: “Ta nung sôi ý chí mặt trời” (Cho quê hương mỉm cười), “Ta phải thấy mặt trời, sáng trên quê hương này đầy loài người” (Ta phải thấy mặt trời). Như vậy, biểu tượng “mặt trời” trong nhạc Trịnh Công Sơn được “mách bảo” bởi một người tình có tên là Dao-Ánh-Hướng-Dương nhưng đã mang được những giá trị phổ quát toàn nhân loại: tình yêu, tình người, niềm tin vào con người, lòng hướng thượng, sự thức ngộ chân lý, sự đấu tranh vì hòa bình, tự do…
Có khá nhiều hình ảnh, nhiều câu từ trong nhạc Trịnh đã được cảm và hiểu sâu sắc hơn, thấm thía hơn như vậy nhờ được giải mã qua “Thư tình gửi một người”. Vẻ đẹp của người tình trong nhạc Trịnh thường là vẻ buồn đẹp, tuổi buồn, mắt buồn, tóc buồn, tay buồn. Trong một lá thư gửi Trịnh Công Sơn, Dao Ánh dù còn trẻ nhưng đã sớm nhận ra lẽ vô thường trong màu mắt buồn của mình: “Ôi màu mắt rồi cũng có ngày đổi màu như thế” (thư Blao, 27/10/1964). Và thư Trịnh Công Sơn khi cảm tác về thành phố Đà Lạt đã thốt lên: “Đêm Đà Lạt cũng buồn như mắt Ánh ngàn năm” (thư Đà Lạt, 21/3/1965). Trong ca khúc “Còn tuổi nào cho em”, Trịnh Công Sơn đã vận hết bao vẻ đẹp của trời, của mây để đặc tả vẻ đẹp mắt buồn Dao Ánh: “Trời xanh trong mắt em sâu, mây xuống vây quanh giọt sầu”, “Tuổi nào mơ kết mây trong sương mù”. Câu hát với hình ảnh lãng đãng “tuổi nào mơ kết mây trong sương mù” đã được Trịnh Công Sơn cắt nghĩa qua thư gửi Dao Ánh: “Ánh có buồn lắm không. Hãy ngước mắt lên cho anh nhìn. Mây sẽ kết trên vùng mắt đó. Anh đã nói như thế trong lời ca Còn tuổi nào cho em cho Ánh, có bằng lòng thế không?” (thư Blao, 31.12.1964).
Ý nghĩa ca từ của Trịnh Công Sơn càng được soi tỏ hơn khi qua những bức thư tình gửi Dao Ánh, Trịnh Công Sơn đã nói rõ về lý do ra đời của một ca khúc hoặc tự bạch về nỗi niềm sâu kín của mình ký thác vào ca khúc đó. Trịnh Công Sơn cho biết, ca khúc “Mưa hồng” ra đời bắt nguồn từ niềm giận dỗi của Dao Ánh: “Anh hát lại bản Mưa hồng mà anh đã viết cho những ngày Ánh giận anh ở Huế. Bản nhạc hát lại bỗng thấy buồn hơn” (thư Sài Gòn, 6.12.1964). Hiểu rõ lý do ra đời như vậy của “Mưa hồng”, người hát và người nghe nhạc Trịnh có sự bừng ngộ thú vị trước thông điệp nhân văn sâu sắc gửi gắm qua lời ca bất tuyệt: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Ca khúc “Ru em từng ngón xuân nồng” viết cho Dao Ánh diễn tả một trạng thái tâm lý thật lạ: người hát ru cuộc tình, người ru dỗ, vỗ về người tình, “Đức Giáo hoàng” tình ái lại là người ăn năn, trái ngược với điều ta vẫn thường gặp trong nhà thờ: người được đức cha vỗ về mới là người ăn năn: “Thôi ngủ đi em, mưa ru em ngủ, tay em kết nụ, nuôi trọn một đời, nuôi một đời người, mùa xuân vừa đến, xin mãi ăn năn mà thôi”. Vì sao người giàu niềm đa cảm, giàu lượng từ bi (Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ – Ru em) lại phải “ăn năn”? Từ “ăn năn” ở đây có tính chất như một “mật ngữ” của tình ái đã được Trịnh Công Sơn giải thích một cách đầy thi vị và lý thú: “Anh đã hiểu được Ánh và bây giờ càng cảm thấy không thể để mất Ánh. Cho anh tạ tội một lần và từ đây Ánh sẽ được xem như một loài chim hồng thần thoại bay trên vùng – ăn – năn – của – anh. Tất cả đã đi qua như trong cơn mê sảng” (thư 5.2.1965). Như thế, “ăn năn” ở đây là để tạ ơn đời, tạ ơn người tình đã nuôi trọn hồn ta mà ta lại mắc lỗi, lại chưa vẹn niềm đền đáp. Như thế, “xin mãi ăn năn mà thôi” tức là càng “ăn năn” để càng được yêu người, yêu đời gấp bội lần, yêu thêm cái phần thiếu hụt phải “tạ tội” với người tình.

*Con người tự biểu hiện của Trịnh Công Sơn: “Đôi khi ta lắng nghe ta”

Không chỉ giúp người đọc giải mã ca từ Trịnh Công Sơn, “Thư tình gửi một người” còn giúp hiểu rõ, hiểu sâu hơn về con người Trịnh Công Sơn, thông qua phương thức tự biểu hiện, tự soi chiếu chính mình của nhạc sĩ qua từng lá thư gan ruột. Soi chiếu mình là nguyên tắc cốt lõi của người tu Phật, như Tuệ Trung Thượng Sĩ bảo: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được). Sự thấu hiểu sâu sắc hơn về con người “bổn phận sự” của Trịnh Công Sơn sẽ càng giúp phát hiện, khám phá thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn chính xác hơn và thấu đáo hơn.
Người nhạc sĩ say sưa xưng tụng “quê hương thần thoại” là người yêu quê hương tha thiết, luôn đau đáu với vận nước, với phận người dân Việt: “Anh nói về đất đai trên quê hương mình. Một ngày nào đó anh sẽ da du qua những miền chưa hề ghé đến. Có những buổi sao mình thấy yêu thương quê hương đến thế này. Da thịt mình như được dựng nên bằng đất đỏ và tâm hồn như được xây bằng cỏ cây hoa lá, bằng tiếng đàn buồn bã của dân mình. Bao giờ nhắc lại chuyện quê hương anh cũng buồn” (thư Blao 23.10.1964). Cho dẫu buồn đau vì quê hương đang bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, nhạc sĩ vẫn vững tin ở ngày mai tươi sáng của dân tộc: “Qua lần chiến tranh này quê hương mình cũng sẽ trở lại với thuở hồng hoang. Anh nhìn về anh và thấy mình cũng sắp tàn rữa đi để chờ một ngày mới đến” (thư 28.1.1966). Thuở “hồng hoang” mà Trịnh Công Sơn nói đến trong thư chính là thuở ban đầu nguyên vẹn, thuở nguyên đán tuyệt vời, chính là cõi thần tiên, cõi thần thoại bất diệt của quê hương Việt Nam được vẽ nên đầy ấn tượng trong ca khúc “Xin mặt trời ngủ yên”: “Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại, thuở hồng hoang đã thấy đã xanh ngời liêu trai”.
Xuất phát từ lòng yêu quê hương tha thiết, từ niềm tin ở “quê hương thần thoại” bất diệt, Trịnh Công Sơn đã lựa chọn cho mình thái độ sống, hành động sống xứng đáng là đứa con Da Vàng của Mẹ Việt Nam. Đất nước sẽ không có tự do, sẽ không thoát khỏi thảm cảnh “một ngục tù nuôi da vàng” (Ngày dài trên quê hương), nếu mỗi người dân Da Vàng không nêu cao ý thức tự do. Trịnh Công Sơn đã chọn tự do: “Anh còn mừng một điều, trong những cơn buồn dai – dẳng – thường – trực, là còn có được tự do, còn biết được chọn lựa với ý nghĩa tròn đầy của nó. Ôi khi con người không còn sự chọn lựa thì tự do đã bị tước đoạt hoàn toàn… Con người sẽ được một lần làm con – người – là – người cho đỡ tủi hổ số phần mình đã bị vứt ra đó” (thư Đà Lạt 19.9.1964). Lựa chọn tự do, con người được sống với bản ngã, với lập trường của mình: “Nếu mình sống thực với bản chất mình thì đó đã là một khí giới công hiệu nhất để đánh bẹp mọi lời gièm pha. Mình phải dám mang cả sự sống của mình đánh cá với đám đông không có lập trường đó. Mình dựa trên thực chất của bản ngã mình để đánh đổ đám người không có một bản ngã duy nhất để dựa vào. Thế nào rồi mình cũng thắng. Con người phải có một cái gì rất thực để hãnh diện vì mình đã thực hiện đúng sứ mệnh của đời sống, của condition humaine (thân phận làm người – chú thích của người hiệu đính sách)” (thư Đà Lạt 20.9.1965). Từ sự lựa chọn tự do đó, lô gích tất yếu dẫn Trịnh Công Sơn đi đến quyết định phản chiến: “Bao giờ có tin chắc chắn về chuyện đi lính của anh, anh sẽ cho Ánh hay. Sẽ có dịp để đặt mình vào những giới hạn khác. Sẽ bắt đầu một cuộc đời học trò gian nan hơn. Sẽ bỏ vào lòng súng từng viên đạn phi lý để nhắm vào đầu vào mắt vào tim nhau. Anh đã hèn nhát hay vì chiến tranh này quá thô bạo. Nhưng thôi anh sẽ câm bớt lại. Trong xã hội này lý lẽ của kẻ yếu bao giờ cũng dễ biến thành những lời ngụy biện” (thư Blao 26.2.1965), “Tên anh đã có trong khóa 20… Một cuộc chiến tranh khốc liệt, tàn nhẫn mang sẵn từ khởi đầu những mầm mống vô lý cùng cực của nó, anh đang lao đao trên một chọn – lựa – quyết – định cuối cùng” (thư Đà Lạt 21.3.1965). Sự lựa chọn tự do và quyết định phản chiến đã tạo nên một thứ khí giới tinh thần để chống lại sự đồng hóa: “Anh thấy mình ở ngoài khổ người mà đời sống này đang cần. Sẽ còn rất nhiều bạn bè anh bị rơi vào guồng máy. Sẽ còn rất nhiều người thân yêu anh trôi dạt về đời sống này như những bọt bèo mù lòa. Mình không làm một nhà đạo đức nhưng mình phải biết chống đối. Mỗi người phải tạo riêng cho mình một thứ khí giới để chống đối, mình hãy tự dựng lên những cái đập vững chắc để ngăn mình khỏi trôi dạt về làm một loại bè – lũ – rác – rến trong những hàng ngũ thối tha sẵn có. Đó cũng là niềm kiêu hãnh thật sự. Đừng bao giờ để mình đồng hóa với bất cứ ai” (thư Sài Gòn 17.9.1966). Chống lại sự đồng hóa, Trịnh Công Sơn đã tả thực đầy bi phẫn về thảm trạng vong bản, mất gốc xảy ra nhức nhối ngay trên chính quê hương của mình: “Đã qua thêm một chiều thứ bảy, một ngày chủ nhật. Những khuôn mặt con gái rất đẹp, rất sang, rất nhã, rất cao đi bên cạnh những người ngoại kiều trên đất nước này. Ôi làm sao giải thích cho hết những ô nhục, những khúc mắc, những rối rắm trên mặt đất này nữa” (thư Sài Gòn 28.2.1965), “Thành phố này đang đầy rẫy những chợ đen, ăn cắp, làm giàu phi pháp và con gái hư. Sẽ tan hoang cả khi người ngoại quốc đã rút đi. Người ta sẽ mất đi hàng tỷ năm cũng chưa xây dựng lại nổi cái ý thức trong con người” (thư Đà Nẵng 12.11.1966). Cái ý thức đó, cái ý thức mà nhạc Trịnh tận lực vun bồi, xây đắp đó chính là ý thức về nguồn, bám víu, neo giữ hồn mình với cội nguồn “nòi giống của Tiên” để có sức mạnh chống lại sự đồng hóa, vong bản, vong thân.
Ngoài sự tự biểu hiện thái độ sống, hành động sống, những bức thư tình của Trịnh Công Sơn còn phác họa hành trình âm nhạc của nhạc sĩ qua các giai đoạn, với những thiên hướng sáng tác độc đáo khác nhau. Từ những khúc kinh cầu cho tình yêu: “Ánh ơi, anh sẽ viết một loại ca khúc làm kinh cầu nguyện cho những kẻ yêu nhau. Hãy yêu và tìm sự trường cửu ở trong đó” (thư Huế 28.11.1966), đến dòng nhạc phản chiến: “Anh đang khởi sự thời kỳ dọn mình để bắt đầu viết những ca khúc mới. Bây giờ là lúc những tiếng động đã lắng xuống, những ồn ào bông đùa đã qua. Anh đang lắng nghe mỗi ngày, đang chờ đợi những tiếng nói lạ lùng hơn khởi hứng cho mình” (thư Huế 8.3.1967) và nhạc thiền: “Có viết thêm vài bài hát mới. Melodie có khuynh hướng về folk và lyrics (meslodie: giai điệu; folk: nhạc dân gian; lyrics: lời bài hát – chú thích của người viết) thì có vẻ hơi thiền. Có lẽ đến một lúc nào đó tâm hồn nó phải thiền một chút mới sống được” (thư Sài Gòn 8.6.1996).
Trong nghệ thuật, thường vẫn có những trường hợp con người tiểu sử của tác giả không trùng khít với con người nghệ thuật trong tác phẩm. “Văn học là nhân học”, đó là một công thức “cổ điển” ai cũng biết, nhưng cũng có khi văn chưa hẳn đã là người (như trường hợp Vũ Trọng Phụng viết rất giỏi, rất sành sõi về nạn cờ bạc, ăn chơi… nhưng ngược lại, nhà văn là người sống rất hiền lành, mực thước). Với trường hợp Trịnh Công Sơn thì lại khác, qua sự soi chiếu của “Thư tình gửi một người”, càng cho thấy rõ, con người Trịnh Công Sơn trong đời (con người tiểu sử), trong đó có “con người tình sử” mộng mơ cùng Dao Ánh và con người Trịnh Công Sơn trong nhạc (tức là “hình tượng tác giả”, nói theo thuật ngữ của thi pháp học) có một sự trùng khít gần như là hoàn toàn. Nghĩa là nhạc sĩ sống thế nào viết thế ấy, giữa đời và nhạc Trịnh Công Sơn có mối quan hệ nhất quán: Đời thiết tha và Nhạc từ tâm, Đời đau thương và Nhạc thuốc thang, Đời dấn thân và Nhạc phản chiến.
“Thư tình gửi một người” như vậy đã vượt qua giới hạn của những bức thư tình riêng tư, nói như nhà thơ Nguyễn Duy, “mối tình cụ thể không còn nhưng một mối tình biểu tượng vẫn còn mãi” (2), giúp giải mã ca từ, soi chiếu con người và thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn. Nó sống cùng những biểu tượng trong nhạc Trịnh, những biểu tượng về Trịnh và nó giúp soi chiếu những biểu tượng đó càng thêm lấp lánh, đúng như một quy luật của cái đẹp, của mỹ học mà nhà thơ Thôi Hộ thời Đường đã phát hiện: “Nhân diện đào hoa tương ánh hồng” (Hoa đào và mặt người cùng ánh lên sắc hồng).
Link tải về sách: Thư tình gửi một người - Trịnh Công Sơn
How to get Apple Remote Desktop free from App Store


Description
Apple Remote Desktop is the best way to manage the Mac computers on your network. Distribute software, provide real-time online help to end-users, create detailed software and hardware reports, and automate routine management tasks — all from your own Mac.

Software Distribution
-Easily copy and install software on remote Mac systems.
-Encrypt network data when copying packages and files.
-Configure a Task Server to assist with package installations on offline computers.

Remote Assistance
-Observe and control your Mac computers.
-Transfer files between Mac computers using Drag and Drop.
-Copy and paste information between any two computers.
-Prevent end-users from viewing the screen while you control their systems with Curtain Mode.
-Control Virtual Network Computing (VNC)–enabled computers including Windows, Linux and UNIX systems.

Remote Administration
-Perform over a dozen commands securely on remote Mac systems.
-Remotely lock screens, sleep, wake, restart and shutdown of Mac systems.
-Execute UNIX shell scripts or commands on your client systems.

Asset Management and Reporting
-Perform lightning-fast searches with Remote Spotlight search.
-Gather reports on more than 200 Mac hardware attributes.
-See reports on user logins and application use.
-Use a Task Server to assemble inventory reports, even from mobile systems not connected to the network.

Automation
-Automate routine management tasks using Automator in OS X.
-Get started immediately with over 40 actions.
-Chain actions together to create powerful system administration workflows.
-Combine actions with other application actions to create end-to-end solutions.
-Save workflows as plug-ins to provide simple, customised interfaces to Apple Remote Desktop features.

What's New in Version 3.8
This update is recommended for all Apple Remote Desktop users and addresses several issues related to overall reliability, usability and compatibility. This update also provides:

- Support for OS X Yosemite including updated interface
- Enhancements for sending files using Copy Items
- Fixes for remotely viewing clients in full screen mode
- Multi-observe improvements for viewing large number of clients

Download link and video instructions:

Screenshots
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]



Bài viết là chia sẻ của Mic Right, biên tập viên trang The Next Web, mời các bạn xem nội dung lược dịch để có cái nhìn chi tiết và lưu ý về các thông tin dữ liệu cá nhân được Microsoft thu thập từ đó có những điều chỉnh hoặc sử dụng máy tính chạy Windows 10 một cách an toàn hơn.

Bản điều khoản và dịch vụ này có đến 45 trang, và bạn khó có thể đủ kiên nhẫn để học hết nó, tôi cũng vậy. Cũng như nhiều công ty khác, Microsoft đã nắm lấy một số quyền hạn nhất định để thu thập các dữ liệu từ bạn khi sử dụng phần mềm của công ty. Dữ liệu của bạn sẽ không chỉ ở trên máy tính, đó là điều chắc chắn.

Đồng bộ hóa dữ liệu được bật mặc định

Đăng nhập vào Windows cùng với tài khoản Microsoft, và hệ điều hành sẽ ngay lập tức đồng bộ các thiết lập và dữ liệu lên máy chủ của công ty. Các dữ liệu này bao gồm: lịch sử duyệt web, các trang yêu thích, các trang bạn đang mở cũng như những ứng dụng, trang web, mật khẩu hotspot trên thiết bị di động và WiFi.

Bạn có thể tắt đồng bộ bằng cách truy cập vào Cài đặt, nhưng tôi nghĩ rằng Microosft nên cho người dùng lựa chọn từ đầu hơn là mặc định được bật sẵn. Nhiều người dùng sẽ không biết cách để tắt tính năng này đi, mặc dù có thể họ muốn điều đó.

[​IMG]

Cortana - Gián điệp ngay trên thiết bị của bạn:

Kích hoạt cô trợ lý ảo Cortana, và bạn cũng sẽ bật "tính năng" chia sẻ hàng loạt dữ liệu của mình:

"Để kích hoạt Cortana, bạn sẽ phải cung cập những trải nghiệm các nhân và thói quen của mình, từ đó Microsoft sẽ thu thập các loại dữ liệu khác nhau của bạn như vị trí, dữ liệu từ lịch, các ứng dụng mà bạn đang sử dụng, dữ liệu từ các email, dữ liệu từ tin nhắn, email, những người bạn gọi, các liên lạc, và thời gian bạn tương tác với họ trên thiết bị.

Cortana cũng sẽ học hỏi từ bạn bằng cách thu thập các dữ liệu bạn sử dụng trên thiết bị và dịch vụ của Microsoft, ví dụ như nhạc, báo thức, khi nào bạn khóa màn hình, những gì bạn nhìn, những gì bạn mua, dữ liệu từ trình duyệt của bạn, lịch sử tìm kiếm trên Bing và nhiều hơn nữa."

Rất nhiều thứ có thể được bao gồm trong 4 chữ "và nhiều hơn nữa". Cũng lưu ý rằng Cortana sẽ phân tích các dữ liệu nói của bạn, Microsoft sẽ thu thập "giọng nói cũng như tên và nickname của bạn, những sự kiện gần đây của bạn và tên của những người trong cuộc hẹn của bạn, và thông tin về những liên lạc của bạn bao gồm tên và nickname".

Thực tế, Cortana không thể làm việc theo một cách tuyệt diệu mà không cần những thông tin đó. Nhưng chúng ta không biết được độ lớn dữ liệu của bạn mà cô ấy đã truy cập vào.

Dù bạn làm gì, Microsoft cũng sẽ biết những gì bạn đang làm...

Các điều khoản được cập nhật cũng cho thấy Microsoft sẽ thu thập những thông tin "từ bạn và các thiết bị của bạn, ví dụ như các dữ liệu mà ứng dụng chạy trên Windows sử dụng hay các dữ liệu về mạng mà bạn kết nối".

Các công ty quảng cáo sẽ biết chính xác bạn là ai

Windows 10 sẽ tạo ra một ID quảng cáo độc nhất cho mỗi người dùng trên mỗi thiết bị. Điều đó có thể được sử dụng bởi các lập trình viên và các mạng lưới quảng cáo để xác định bạn là ai. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể tắt tính năng này trong phần cài đặt.

[​IMG]

Khóa mã hóa của bạn sẽ được sao lưu vào OneDrive


Đây không phải là một điều xấu, nhưng là điều mà bạn cần phải nhận thức được. Khi mã hóa thiết bị được bật, Windows 10 sẽ tự động mã hóa ổ cứng mà hệ điều hành được cài đặt và tạo ra một khóa khôi phục BitLocker. Sau đó sẽ được sao lưu lên tài khoản OneDrive của bạn.

[​IMG]

Microsoft có thể tiết lộ dữ liệu của bạn khi cảm thấy cần thiết

Đây là phần mà bạn nên dành nhiều sự quan tâm nhất: Chính sách bảo mật mới của Microsoft rất lỏng lẻo trong vấn đề khi nào thì hệ điều hành sẽ (hoặc không) truy cập và tiết lộ dữ liệu các nhân của bạn:

"Chúng tôi sẽ truy cập, tiết lộ và bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm nội dung của bạn (như nội dung email, các thông tin liên lạc cá nhân hoặc các tập tin trong thu mục các nhân), khi chúng tôi có sự tin tưởng tuyệt đối rằng làm như vậy là cần thiết để bảo vệ khách hàng của chúng tôi hoặc thi hành các điều khoản về việc sử dụng dịch vụ."

Tôi không đưa ra giả thuyết về việc Microsoft đang tạo ra "nguồn điện dự phòng" cho toàn bộ dữ liệu của bạn, nhưng chúng ta cũng nên cẩn thận về "tin tưởng" của các công ty. Tôi thậm chí còn không chắc chắn tồn tại một điều như vậy.
Hướng dẫn cài đặt iCloud trên Windows 10
Hẳn có rất nhiều người dùng iPhone / iPad vẫn đang sử dụng máy tính chạy HDH Windows. Chính vì thế, hôm nay diễn đàn xin hướng dẫn các bạn cách cài đặt iCloud trên HDH Windows 10 nhằm có thể đồng bộ dữ liệu của mình dễ dàng hơn. 
Hướng dẫn cài đặt iCloud trên Windows 10

1. Tải về và cài đặt iCloud
[​IMG]
Khá lạ lùng khi Apple lại không đề cập gì đến phiên bản iCloud dành cho Windows trên trang chủ của mình mà lại đặt ở mục hỗ trợ khiến nhiều người dùng không biết đến được. Vì thế hãy nhấn vào đường link sau để tới được mục tải về iCloud for Windows:
2. Đăng nhập tài khoản 
Hướng dẫn cài đặt iCloud trên Windows 10
Bước tiếp theo tương tự như những gì bạn từng làm trên các thiết bị iOS hoặc Macbook là việc đăng nhập tài khoản Apple ID của mình.

3. Lựa chọn dữ liệu muốn đồng bộ
Hướng dẫn cài đặt iCloud trên Windows 10
iCloud for Windows hỗ trợ đồng bộ hóa từng mục dữ liệu có thể tùy chỉnh được theo nhu cầu của người dùng bao gồm: Hình ảnh, Drive, bookmark từ trình duyệt Safari sang Internet Explorer. Ngoài ra, phần mềm này còn có thể tích hợp sâu vào lịch trình, danh bạ và Outlook trên Windows.

4. Tìm kiếm dữ liệu đồng bộ

Không giống như Dropbox vốn sẽ tự động tạo một đường dẫn nhanh đến thư mục đồng bộ trên máy tính, iCloud Drive không hiện ra trên File Explorer mà bạn phải truy cập thủ công. Sau đây là các bước để tạo đường dẫn nhanh cho iCloud:
Hướng dẫn cài đặt iCloud trên Windows 10
  • Truy cập vào thư mục iCloud theo đường dẫn sau C:/User/(tên của PC)/iCloud Drive 
Hướng dẫn cài đặt iCloud trên Windows 10
Tìm kiếm thư mục iCloud Drive và nhấn chuột phải chọn "Pin to Quick Access

Như vậy là từ giờ thư mục iCloud Drive chứa các dữ liệu của bạn sẽ được đặt ở khu vực bên trái mỗi khi bật Windows Explorer lên.

Nguồn: Techrum.vn
1. Hướng dẫn bạn bè biết cách đọc tên của bạn sao cho đúng
Việc đọc sai tên đôi khi là chuyện khó tránh khỏi, nhất là đối với những người bạn nước ngoài khi họ không rõ ngôn ngữ nước ta, vậy tại sao không hướng dẫn họ cách đọc sao cho đúng nhỉ?
Để làm được điều này, đơn giản chỉ cần vào trang cá nhân của bạn, chọn About, chọn Details About You, sau đó bạn sẽ thấy mục Name pronunciation (phát âm tên), hãy chọn "How do you say your name?" (Bạn đọc tên của mình như thế nào?)

Và đây là kết quả:

2. Tắt tính năng "Đã xem" trong mục tin nhắn Facebook
Đôi khi bạn bị làm phiền bởi một số người hoặc chỉ vì quá bận chưa kịp hồi âm, họ sẽ tỏ ra khó chịu khi facebook báo "đã xem" nhưng đợi mãi không thấy bạn hồi âm. Thay vì thế, tắt tính năng này đi sẽ giúp bạn đỡ phải gặp rắc rối cũng như tránh phải những trường hợp oái oăm xảy ra.

Hãy tải về tiện ích "Facebook Unseen" trên Chrome hoặc "Chat Undetected" cho Firefox và IE, đối phương sẽ không bao giờ thấy bạn "Đã xem" nữa. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đây cũng là con dao hai lưỡi vì bạn cũng không thể biết được đối phương cũng đã đọc được tin nhắn của bạn hay chưa.
3. Đồng bộ ngày sinh nhật của bạn bè với Google Calendar, iCal hay Outlook
Vào mục Events ở thanh công cụ bên trái, sau đó góc phải bên dưới của trang Events sẽ có Upcoming Events và Birthdays, copy 1 trong 2 đường dẫn này.

Mở Google Calendar, sau đó click vào thanh xổ ở mục Other Calendars, chọn Add by URL và paste đường dẫn đã copy khi nãy.

Còn đối với iCal, bạn có thể vào Calendar > Subscribe và dán đường dẫn.
Ở Outlook, chọn Tools > Account Settings > Internet Calendars.
4. Mở hộp tin nhắn "Other"
Trên Facebook có 2 loại hộp tin nhắn, đó là loại tin nhắn thông thường từ bạn bè và loại thứ hai là Other. Thường thì những người không nằm trong danh sách bạn bè khi gửi tin nhắn hoặc gửi đường link lạ sẽ bị đưa vào mục Other.
Để xem được hộp tin nhắn Other, hãy làm theo hướng dẫn như hình dưới đây:

5. Tìm lại status của bạn bè bằng thanh tìm kiếm
Thanh tìm kiếm của Facebook giờ đây đã được cải thiện rất nhiều, bên cạnh đó còn có thể giúp người dùng tìm lại những status hoặc bài chia sẻ trước đây của bạn bè. Chỉ cần gõ tên người mà bạn cần tìm và một từ có liên quan trong status là có thể truy xuất được kết quả một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, nếu đang đi du lịch hoặc muốn biết một địa điểm nào đó (quán cafe, nhà hàng) để tham khảo và biết chắc ai đó trong danh sách bạn bè mình đã từng đi và chụp lại, hãy dùng Facebook Search để tìm thử nhé.

6. Đăng ảnh động lên Facebook
Facebook giờ đây đã cho phép người dùng đăng ảnh động, chỉ cần copy và paste đường link ảnh động (tập tin định dạng GIF) lên ô đăng status. Một khi ảnh động được hiện ra, xóa đường link và chọn đăng là người dùng có ngay một status với hình động vui nhộn.

7. Ẩn danh sách bạn bè trên Facebook
Vào mục Friends ở trang cá nhân, bên góc phải sẽ có Edit Privacy, đổi mục Friend List thành Only Me.

8. Chia sẻ một status nào đó nhưng không muốn cho một vài người thấy
Ví dụ bạn muốn lên Facebook than phiền cấp trên về một vấn đề nào đó và tất nhiên không muốn họ biết. Ở khung "Who should see this?", hãy chọn Custom và điền tên người đó vào ô "Don't share this with"


9. Tắt tính năng tự động chạy video trên News Feed
Tính năng tự động chạy video trên News Feed của Facebook đôi khi gây khá nhiều phiền phức, đặc biệt là sẽ tiêu tốn khá nhiều dung lượng 3G của bạn. Hãy vào Settings trên ứng dụng Facebook > Videos and Photos > Auto-play và chọn tắt tính năng Smart Auto-play, sau đó chọn Use Wi-fi Only. Tuy nhiên tính năng autoplay Video trên Facebook vẫn chưa chính thức hoạt động với hạ tầng mạng tại Việt Nam nên các bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này



Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera

Hiện tại mình đang trên tay Xiao Yi Smart IP Camera bản hồng ngoại và có một vài đánh giá về chiếc camera này. 

Hộp máy mầu trắng, làm bằng bìa cứng nhưng rất cứng cáp và đẹp. 

Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera

Bên trong bao gồm Camera, khung đỡ, cable 2m, cục nguồn bé bé, sách hướng dẫn, barcode để tải phần mềm quản lý và xem camera từ xa.


Bắt đầu khám phá em nó thôi. Sau khi lắp camera vào khung đỡ, em nó lên hình rất lung linh. 
Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera
Cắm điện vào để em nó hoạt động, đèn led sáng báo camera đang hoạt động, cũng có thể tắt đi từ phàn mềm để đảm bảo tính bí mật.  
Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera
Phần mềm quản lý bằng tiếng Anh - Trung đã có trên Google Play Store (Android) và App Store (iOS).
Các bạn phải có tài khoản XiaoMi để sử dụng, các bạn xem bài hướng dẫn tạo tài khoản Xiao Mi của mình. 
Quá trình cài đặt, kết nối thì mình sẽ hướng dẫn các bạn trong một bài khác, mà cũng đơn giản phần mềm có hướng dẫn chi tiết lắm, cứ làm theo là được. 
Mình vừa đăng nhập và kết nối với camera xong là nó update firmware bản mới nhất… tải và cài đặt 1 phút là xong, camera tự khởi động lại và tự kết nối lại.

Về ngoại hình Xiao Yi Smart IP Camera mình đánh giá là đẹp, thiết kế cụm camera và khung đỡ có thể tháo rời dễ dàng. Cụm camera mầu đen với khung đỡ mầu trắng tạo nên cảm giác cao cấp, sexy làm mình mua em ấy từ cái nhìn đầu tiên.

Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera
Xiao Yi Smart IP Camera hỗ trợ thẻ nhớ ngoài lên đến 32GB, có lưu trữ Mi Cloud 5GB, nhưng không hoạt động ở Việt Nam được, vì đây là hàng nội địa. 
Có loa và mic để đàm thoại giữa camera —> điện thoại và ngược lại, quá tuyệt phải không nào, chất lượng tốt, nhưng không như kỳ vọng của mình, vì mic và loa thoại bị đặt gần nhau nên bạn sẽ nghe lại tiếng vọng của chính mình hoặc môi trường xung quanh, cái này cũng khó xử lý cho Xiao Mi vì thiết kế nhỏ gọn của camera. 
Mình mua bản hồng ngoại nên được trang bị thêm 8 đèn hồng ngoại hỗ trợ nhìn vào ban đêm, khoảng cách nhìn là dưới 7m. 
Và điểm mình thích nhất ở camera này là chế độ phát hiện chuyển động, trong phần mềm bạn có thể cấu hình phần này. Mỗi khi có chuyển động, camera sẽ push thông báo trực tiếp đến điện thoại của bạn, mình thử nghiệm thì máy mình nhận được thông báo có chuyển động sau 5s, tiếp đó camera sẽ ghi hình lại chuyển động đó và có thể xem lại bất kỳ lúc nào vì đã ghi trong thẻ nhớ rồi mà. Tính năng này theo mìh rất hữu ích, vừa tiết kiệm dung lượng lưu trữ (khi có chuyển động camera mới ghi lại), vừa thông báo cho bạn trong trường hợp có chuyển động. Trong phần có phần cấu hình push thông báo đến điện thoại của bạn trong khung giờ bạn muốn, hoặc cả ngày, bạn cũng có thể cấu hình khi có chuyển động thì camera push thông báo tới điện thoại và thực hiện luôn cuộc gọi từ điện thoại của bạn cho cảnh sát (cái này không dùng được ở Việt Nam). 
Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera
Về phần mềm quản lý, mình sẽ nói chi tiết hơn ở bài sau, thêm một vài thủ thuật nhỏ cho bạn nữa.

Tổng kết lại sau vài tiếng mình dùng thử: 

- Ưu điểm:
+ Tốt nhất trong tầm giá dưới 700k.
+ Lắp đặt và sử dụng nhanh chóng dễ dàng.
+ Tích hợp mic và loa, hỗ trợ đàm thoại giữa điện thoại với camera. 
+ Ống kính góc rộng 111 độ có khả năng bao quát hình tốt. 
+ Hỗ trợ thẻ nhớ lên tới 32GB, bạn có thể thoải mái ghi hình liên tục trong 128 tiếng. Nếu bật phát hiện chuyển động thì có lẽ lên tới cả tháng.
+ Hình ảnh tốt so với tầm giá. 
+ Hỗ trợ xem qua điện thoại (Android, iOS).
+ Hỗ trợ RSTP, xem qua phần mềm VLC hoăc TinyCam (firmware mới khoá rồi, mình đang tìm cách mở khoá).
+ Có thể chạy độc lập lấy nguồn từ pin dự phòng.

- Nhược điểm: 

+ Không thể kết nối với máy tính thành webcam được. 
+ Không hỗ trợ phần mềm theo dõi từ các nhà phát triển khác. 
+ Múi giờ mặc định là giờ Beijing/HongKong (GMT +8). 


Về tổng quan thì mình thấy XiaoYi Smart IP Camera tốt nhất trong tầm giá dưới 700k (các shop bán toàn 800k cho bản hồng ngoại, bạn nào muốn mua thì liên hệ với mình nhé, hàng chuẩn từ Mi.com). Thiết kế đẹp, tiện dụng, và đơn giản. Một sản phẩm đầu tiên mình thấy hội đủ 3 tiêu chí mua đồ: Ngon - Bổ - Rẻ. 


Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera

Hiện tại mình đang trên tay Xiao Yi Smart IP Camera bản hồng ngoại và có một vài đánh giá về chiếc camera này. 

Hộp máy mầu trắng, làm bằng bìa cứng nhưng rất cứng cáp và đẹp. 
Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera

Bên trong bao gồm Camera, khung đỡ, cable 2m, cục nguồn bé bé, sách hướng dẫn, barcode để tải phần mềm quản lý và xem camera từ xa.


Bắt đầu khám phá em nó thôi. Sau khi lắp camera vào khung đỡ, em nó lên hình rất lung linh. 
Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera
Cắm điện vào để em nó hoạt động, đèn led sáng báo camera đang hoạt động, cũng có thể tắt đi từ phàn mềm để đảm bảo tính bí mật.  
Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera
Phần mềm quản lý bằng tiếng Trung nếu bạn tải về từ sách hướng dẫn, nhưng từ diễn đàn có bản tiếng Anh khoảng 75%, lát mình up lên cho các bạn.  
Các bạn cũng phải có tài khoản XiaoMi để sử dụng, các bạn xem bài hướng dẫn tạo tài khoản Xiao Mi của mình. 
Quá trình cài đặt, kết nối thì mình sẽ hướng dẫn các bạn trong một bài khác, mà cũng đơn giản phần mềm có hướng dẫn chi tiết lắm, cứ làm theo là được. 
Mình vừa đăng nhập và kết nối với camera xong là nó update firmware lbản mới nhất… tải và cài đặt 1 phút là xong, camera tự khởi động lại và tự kết nối lại.

Về ngoại hình Xiao Yi Smart IP Camera mình đánh giá là đẹp, thiết kế cụm camera và khung đỡ có thể tháo rời dễ dàng. Cụm camera mầu đen với khung đỡ mầu trắng tạo nên cảm giác cao cấp, sexy làm mình mua em ấy từ cái nhìn đầu tiên.
Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera
Xiao Yi Smart IP Camera hỗ trợ thẻ nhớ ngoài lên đến 32GB, có lưu trữ Mi Cloud 5GB, nhưng không hoạt động ở Việt Nam được, vì đây là hàng nội địa. 
Có loa và mic để đàm thoại giữa camera —> điện thoại và ngược lại, quá tuyệt phải không nào, chất lượng tốt, nhưng không như kỳ vọng của mình, vì mic và loa thoại bị đặt gần nhau nên bạn sẽ nghe lại tiếng vọng của chính mình hoặc môi trường xung quanh, cái này cũng khó xử lý cho Xiao Mi vì thiết kế nhỏ gọn của camera. 
Mình mua bản hồng ngoại nên được trang bị thêm 8 đèn hồng ngoại hỗ trợ nhìn vào ban đêm, khoảng cách nhìn là dưới 5m. 
Và điểm mình thích nhất ở camera này là chế độ phát hiện chuyển động, trong phần mềm bạn có thể cấu hình phần này. Mỗi khi có chuyển động, camera sẽ push thông báo trực tiếp đến điện thoại của bạn, mình thử nghiệm thì máy mình nhận được thông báo có chuyển động sau 5s, tiếp đó camera sẽ ghi hình lại chuyển động đó và có thể xem lại bất kỳ lúc nào vì đã ghi trong thẻ nhớ rồi mà. Tính năng này theo mìh rất hữu ích, vừa tiết kiệm dung lượng lưu trữ (khi có chuyển động camera mới ghi lại), vừa thông báo cho bạn trong trường hợp có chuyển động. Trong phần có phần cấu hình push thông báo đến điện thoại của bạn trong khung giờ bạn muốn, hoặc cả ngày, bạn cũng có thể cấu hình khi có chuyển động thì camera push thông báo tới điện thoại và thực hiện luôn cuộc gọi từ điện thoại của bạn cho cảnh sát (cái này không dùng được ở Việt Nam). 
Đánh giá XiaoYi Smart IP Camera
Về phần mềm quản lý, mình sẽ nói chi tiết hơn ở bài sau, thêm một vài thủ thuật nhỏ cho bạn nữa.

Tổng kết lại sau vài tiếng mình dùng thử: 
- Ưu điểm:
+ Tốt nhất trong tầm giá dưới 700k.
+ Lắp đặt và sử dụng nhanh chóng dễ dàng.
+ Tích hợp mic và loa, hỗ trợ đàm thoại giữa điện thoại với camera. 
+ Ống kính góc rộng 111 độ có khả năng bao quát hình tốt. 
+ Hỗ trợ thẻ nhớ lên tới 32GB, bạn có thể thoải mái ghi hình liên tục trong 128 tiếng. Nếu bật phát hiện chuyển động thì có lẽ lên tới cả tháng.
+ Hình ảnh tốt so với tầm giá. 
+ Hỗ trợ xem qua điện thoại (Android, iOS).
+ Hỗ trợ RSTP, xem qua phần mềm VLC hoăc TinyCam (firmware mới khoá rồi, mình đang tìm cách mở khoá).
+ Có thể chạy độc lập lấy nguồn từ pin dự phòng.

- Nhược điểm: 
+ Ứng dụng cũng như phần mềm chỉ có tiếng Trung, hoặc chuyển ngữ sang tiếng Anh 75%, hơi khó cho người mới sử dụng.
+ Không thể kết nối với máy tính thành webcam được. 
+ Không hỗ trợ phần mềm theo dõi từ các nhà phát triển khác. 
+ Múi giờ mặc định là giờ Beijing/HongKong (GMT +8). 


Về tổng quan thì mình thấy XiaoYi Smart IP Camera tốt nhất trong tầm giá dưới 700k (các shop bán toàn 800k cho bản hồng ngoại, bạn nào muốn mua thì liên hệ với mình nhé, hàng chuẩn từ Mi.com). Thiết kế đẹp, tiện dụng, và đơn giản. Một sản phẩm đầu tiên mình thấy hội đủ 3 tiêu chí mua đồ: Ngon - Bổ - Rẻ.