Trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng, cơ hội để đặt câu hỏi cho các nhà tuyển dụng là cơ hội bạn không nên bỏ lỡ. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn “Em có câu hỏi gì dành cho anh/chị không?”, câu trả lời tệ nhất trong tình huống này là “Không”.
Để đặt câu hỏi thông minh, bạn hãy tìm hiểu trước về công ty để không hỏi những câu hỏi quá hiển nhiên hoặc dễ dàng để biết, đặt những câu hỏi như thế sẽ khiến bạn mất điểm. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn lười biếng hoặc không đủ hứng thú để tìm hiểu về công ty. Bạn nên tận dụng những thông tin tự tìm hiểu về công ty để đặt ra câu hỏi phù hợp nhất.
Dưới đây mình gợi ý 15 câu hỏi mình sưu tầm được, và cảm thấy nó có ích cho các bạn (và thậm chí, chính bản thân của mình nữa :) ).
Để đặt câu hỏi thông minh, bạn hãy tìm hiểu trước về công ty để không hỏi những câu hỏi quá hiển nhiên hoặc dễ dàng để biết, đặt những câu hỏi như thế sẽ khiến bạn mất điểm. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn lười biếng hoặc không đủ hứng thú để tìm hiểu về công ty. Bạn nên tận dụng những thông tin tự tìm hiểu về công ty để đặt ra câu hỏi phù hợp nhất.
Dưới đây mình gợi ý 15 câu hỏi mình sưu tầm được, và cảm thấy nó có ích cho các bạn (và thậm chí, chính bản thân của mình nữa :) ).
- Anh/chị có thể cho em biết những đặc điểm nổi bật của công ty không? Giá trị cốt lõi mà công ty theo đuổi? Thách thức lớn nhất của công ty là gì?
- Kế hoạch của công ty trong 5 năm tiếp theo là gì, và phòng ban (nơi bạn ứng tuyển) sẽ đáp ứng kế hoạch này như thế nào?
- Anh/chị mong đợi ứng viên cho vị trí này đạt được kết quả gì trong 6 tháng hoặc 12 tháng đầu tiên làm việc tại đây? Sai lầm nào là không được phép mắc phải trong năm đầu tiên?
- Những thành tích như thế nào sẽ được ghi nhân và đánh giá cao trong tổ chức? Như thế nào được xem là thành công với vị trí công ty đang tuyển dụng?
- Anh/chị có thể cho em biết 3 yếu tố quyết định nhất đến kết quả kinh doanh của công ty không?
- Vị trí em ứng tuyển đóng góp như thế nào cho công ty? (mục đích, hiệu suất làm việc, lợi nhuận – doanh thu)?
- Công ty có áp lực gì lớn nhất hoặc phòng/ban (bạn đang ứng tuyển) có áp lực nào không?
- Anh/chị có thể dẫn ra ví dụ về một dự án điển hình mà vị trí đang tuyển dụng sẽ phải đảm nhiệm?
- Điều gì sẽ là khó khăn nhất với vị trí em đang ứng tuyển?
- Qua buổi phỏng vấn này, anh/chị có thể nhận xét về khả năng nào của em còn yếu có thể khiến anh/chị có thể không chọn em cho vị trí đang tuyển không?
- Cân bằng giữa công việc-cuộc sống cá nhân cũng quan trọng như hiệu suất làm việc để nhân viên có thể làm việc lâu dài. Anh/chị có thể nêu ra một vài quan điểm giúp nhân viên hoà hợp tốt 2 điều này, hoàn thành công việc tốt và cân bằng cuộc sống ngoài giờ làm việc không?
- Công ty có chương trình gì để hỗ trợ nhân viên phát triển nghề nghiệp và bản thân, giúp đạt hiệu quả cao trong công việc không?
- Văn hoá nội bộ rất quan trọng, nhưng sẽ rất khó định nghĩa cho đến khi có một cá nhân vi phạm. Liệu có những điều gì nếu nhân viên làm sẽ được cho là vi phạm văn hóa của tổ chức?
- Trong quá khứ, Công ty đã ghi nhận và thưởng cho nhân viên có đóng góp xuất sắc như thế nào?
- Sau buổi phỏng vấn này, bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng sẽ như thế nào? Khi nào thì em được biết kết quả tuyển dụng?
Với những câu hỏi gợi ý này, không có nghĩa là bạn không cần bỏ công sức để suy nghĩ khi đặt những câu hỏi cho nhà tuyển dụng, trên đây là những câu hỏi để bạn chứng tỏ bạn quan tâm đến nhà tuyển dụng và ghi điểm bằng thái độ tự tin, sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho buổi phỏng vấn và nhiệt huyết của bạn với nhà tuyển dụng.
Post A Comment:
0 comments: